Chốc (impetigo) là một nhiễm khuẩn nông thường gặp ở da, đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết đóng vảy màu mật ong. Khi thương tổn loét sâu được gọi là chốc loét (ecthyma).
Chốc thường gặp ở trẻ em, bé trai nhiều hơn bé gái. Ở người lớn, thường bị chốc khi miễn dịch kém. Bệnh hay gặp vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm, điều kiện sống thiếu vệ sinh, dân cư đông.
Bệnh dễ lây lan: tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hoặc tự lây nhiễm đến vùng da khác của cơ thễ.
Các dạng chốc
Chốc không có bóng nước (Nonbullous impetigo)
Chốc bóng nước (Bullous impetigo)
Chốc loét (Ecthyma)
Chốc có nguy hiểm không?
Nếu chốc không được điều trị kịp thời và đúng cách thì ghi nhận một số biến chứng sau:
- Nhiễm trùng mô mềm (Soft tissue infection)
- Hội chứng bong vảy da tụ cầu (Staphylococcal scalded skin syndrome)
- Hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic shock syndrome)
- Viêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu trùng (Post-streptococcal glomerulonephritis)
Điều trị:
Nên cho trẻ đến khám sớm để hạn chế lây lan và biến chứng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sang thương và dự phòng tái phát cho bé.
Điều trị chính yếu là sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh đường uống (tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng).
Ths.Bs. Nguyễn Thị Thúy Nga